Việc sa thải nhân viên là điều không vui vẻ đối với cả hai phía. Điều này là một cú sốc đối với nhân viên phải ra đi và gây bối rối cho nhà quản lý trong một thời gian. Nhà quản lý sẽ phải mất thời gian, công sức, tiền bạc vào việc tuyển người mới thay thế. Để cho ai đó ra đi là việc bất đắc dĩ mà nhà quản lý phải làm nếu như điều đó có lợi cho tổ chức, cho tập thể và doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên, sa thải nhân viên một cách văn minh để họ không bị tổn thương hay quay lại kiện công ty thì chưa chắc nhà quản lý nào cũng nắm được. Nếu như bạn đang có ý định sa thải nhân viên thì hãy tham khảo kinh nghiệm của BKASOFT chia sẻ dưới đây nhé, biết đâu bạn sẽ rút ra được ý hay cho riêng mình.

1. Không sa thải nhân viên một cách đột ngột

Sa thải luôn luôn là bước cuối cùng trong một quá trình xem xét. Trước hết, là nhà quản lý, bạn nên có thái độ rào đón trước để cho nhân viên thấy được kết quả làm việc của họ không đạt, họ đang có nguy cơ bị đuổi việc, và cho họ cơ hội để khắc phục. Nếu họ không thay đổi cách làm việc, hoặc có thay đổi nhưng kết quả vẫn không tốt hơn, thì đừng ngần ngại để họ ra đi. Quá trình này nên được thực hiện trong khoảng 4 tuần để nhân viên thực sự có cơ hội sửa sai.

2. Chắc chắn quyết định sa thải bằng số liệu cụ thể

Bạn nên đưa ra cảnh báo cho nhân viên cùng với một mục tiêu cụ thể đo đếm được, ví dụ như “tăng doanh số bán hàng lên ...%”. Nếu nhân viên không đạt được muc tiêu đó, họ sẽ không thể viện cớ hay ngạc nhiên khi bị sa thải. Không ai có thể cãi lại số liệu giấy trắng mực đen.

3. Nói chuyện về quyết định sa thải với nhân viên tại một nơi riêng tư

Là nhà quản lý giỏi, bạn đừng bao giờ nói chuyện về quyết định sa thải nhân viên tại nơi công cộng. Một nơi trung gian có cửa như phòng họp là thích hợp nhất. Bạn hãy nói chuyện riêng với họ và rời đi sau khi kết thúc.

4.Chính thức sa thải nhân viên cần có nhân chứng

Khi bị sa thải, bạn sẽ không lường trước được nhân viên đó có phản ứng như thế nào vì họ có thể bị kích động. Đề phòng trường hợp người nhân viên phản kháng hoặc đe dọa, hãy đi cùng với một người khác làm nhân chứng trong buổi gặp mặt. Có một người chứng kiến việc bạn sa thải nhân viên giúp bạn giảm thiểu rủi ro khi bị phản kháng và đe doạ, hay sau này bị chính nhân viên đó buộc tội vì những lời lẽ mà bạn không nói ra. Để bảo mật thông tin cho công ty, hãy sắp xếp một người khác thay đổi các password công ty mà người nhân viên sắp bị đuổi đã biết, đồng thờ hủy bỏ quyền truy cập của họ với các chương trình hoặc thông tin bảo mật của công ty.

5. Nói ngắn gọn, tránh dài dòng

Thông báo sa thải đến nhân viên, bạn cần có sự chọn lựa đơn giản, thẳng thắn và rõ ràng trong từ ngữ, tránh lòng vòng rồi mới đi vào vấn đề chính vốn dĩ không vui vẻ gì. Hãy bắt đầu luôn: “Tôi rất tiếc phải nói với anh rằng, hôm nay sẽ là ngày cuối cùng anh làm việc ở đây.” Sau đó trình bày lý do cũng ngắn gọn thôi: “Chúng tôi buộc phải để anh ra đi vì anh ....” hay “Anh không phù hợp với văn hoá làm việc ở đây”. Bạn nói càng ít, càng đi đúng trọng tâm thì càng tỏ ra chuyên nghiệp, nhân viên càng giữ được sĩ diện của họ.

6. Đưa ra cách lựa chọn cho nhân viên bị sa thải

Sau khi kết thúc nội dung chính, bạn nên tóm tắt cho họ những thông tin liên quan đến việc nghỉ làm, ví dụ như thông tin về bảo hiểm, các lựa chọn khi thất nghiệp và trả lương lần cuối cùng. Nếu công ty có dịch vụ tư vấn cho nhân viên bị sa thải, đây là thời điểm tốt để cho họ biết.

7. Cho họ về ngay và hẹn thời điểm đến lấy đồ cá nhân

Khi bị đuổi việc, chắc chắn nhân viên đó sẽ không vui, vì vây bạn nên cho họ về ngay sau buổi họp. Hãy hẹn họ quay lại trước hoặc sau giờ mở cửa của văn phòng để thu xếp các đồ đạc cá nhân để tránh gặp gỡ các đồng nghiệp một cách ngại ngùng. Bạn chỉ cần lưu ý kiểm tra xem họ có lấy đồ dùng của người khác hay của công ty về không thôi.

8. Tránh tranh luận với nhân viên bị sa thải

Phản ứng của nhân viên sau khi nhận tin sa thải sẽ khá đa dạng mà bạn khó đoán trước được. Đa số họ im lặng nhưng cũng có người biện hộ, cầu xin, thậm chí nổi nóng và to tiếng với bạn. Trong trường hợp nào, bạn cũng nên tránh sa đà vào cuộc tranh luận vì nó chẳng khác nào "đổ dầu vào lửa" khiến mọi chuyện tồi tệ hơn hay trong lúc không bình tĩnh bạn có thể lỡ lời dẫn đến người lao động vin vào đó để kiện bạn. Nếu bạn đã chắc chắn về quyết định của mình và có cả văn bản giấy trắng mực đen hỗ trợ, chẳng còn gì đáng tranh cãi nữa cả. Cứ từ tốn trả lời, có thể kèm theo lời xin lỗi xã giao. Hãy cứ để nhân viên trút giận và chịu đựng trong giới hạn có thể.

9. Nên có lòng cảm thông với nhân viên bị sa thải

Việc bị sa thải chắc hẳn rằng sẽ khiến họ chấn thương tinh thần nặng nề. Vì vậy, hãy biết thông cảm cho hoàn cảnh của họ và đề nghị giúp đỡ là một giải pháp. Nếu có thể, hãy giới thiệu họ cho những tổ chức tốt khác, nhất là khi bạn tin họ có tài và năng lực thực sự hữu dụng ở những nơi đó. thứ hai là thích hợp nhất vì họ sẽ có động lực đi tìm một công việc khác vào các ngày tiếp theo trong tuần.
Tác giả: Nguyễn Thu Hằng
Chuyên viên tuyển dụng BKASOFT
Ảnh: Sưu tầm