Tên theo phong thủy - Cách đặt tên con theo phong thủy
Người ta thường nói " Cái tên nói lên tất cả". Quả thật, tên gọi là thể hiện ý nguyện, mong cầu của cha mẹ đối với đứa con và là lời nhắc nhở dành cho đứa con mỗi khi có ai đó gọi tới tên nó. Ngẫm lại về tên gọi mới thấy nhiều điều hay, mới hiểu sao ngày xưa lên làm vua lại đổi tên và sao tên gọi của các vĩ nhân rất ý nghĩa.
Nếu cha mẹ nào muốn tự đặt tên con, tôi xin chia sẻ một số điều cần lưu ý trong việc đặt tên như sau:
Thứ nhất
Việc đặt tên ảnh hưởng đến cả cuộc đời của con cái vì một người trung bình được nhắc tên khoảng 20 lần/ngày, nó giống như lời nhắc nhở đối với con, và mong cầu của cha mẹ đối với con.Ảnh: Chỉ mang tính chất tham khảo (nguồn Google)
Thứ hai
Nên đặt tên sau khi sanh (vì lúc đó mới có năm, tháng, ngày, giờ sanh cụ thể)Thứ ba
Căn cứ vào ngày giờ sanh, lập lá số tử bình, xem tứ trụ có hành nào cần bổ cứu hay tiết giảm.Thứ tư
Đặt tên có bộ (Kim,mộc ,thủy, hỏa, thổ) mà đứa bé cần (phụ thuộc ở điều 3) rồi dịch trở lại thành tiếng Việt.Thứ năm
Số lẻ là dương, số chẵn là âm.Vì thế, nên đặt (họ và) tên ba chữ cho con trai, những (họ và) tên bốn chữ dành để đặt cho con gái thì thích hợp hơn. (Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Thị Thanh Hảo...)
Thứ sáu
Để thuận tiện cho việc gọi tên, và cũng để tuân theo quy luật âm dương, tên và đệm nên tôn trọng luật bằng trắc.Nghĩa là nếu chữ đệm là vần bằng, thì tên nên là vần trắc, và ngược lại. Ví dụ: Thục Anh, Nguyệt Hoa, Minh Nhật, Duy Khánh...
Nếu có thể, không nên đặt cả đệm và tên cùng vần trắc, khi đọc lên dễ gợi cảm giác nặng nề, khó khăn. Ví dụ: Kiều Diễm, Bách Hợp, Phú Quý...
Thứ bảy
Theo phong thuỷ Ngũ hành, khi viết dưới dạng chữ Hán thì bộ chữ của tên, không nên khắc với bản mệnh của năm, ngược lại nên nương theo luật tương sinh, mà chọn tên có bộ chữ ứng với bản mệnh của năm sinh.Ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho đứa con bé bỏng của mình. Qua bài viết, hy vọng các bạn sẽ có những ý tưởng thật hay, tặng cho em bé đáng yêu của mình một cái tên ý nghĩa nhất!